1. TẾ BÀO GỐC CHỮA BỆNH

Tế bào gốc là tế bào có khả năng biệt hoá thành nhiều loại tế bào khác để thay thế cho các tế bào bị mất đi do già và chết tự nhiên hay do chấn thương vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Quá trình liền vết thương và phục hồi các thoái hoá/tổn thương của các mô, cơ quan trong cơ thể có nhiều cơ chế phức tạp nhưng kết quả cuối cùng là tái lập lại các mô đã bị thoái hoá/tổn thương. Chính các tế bào gốc là lực lượng dự trữ được huy động để tái tạo các tế bào bị tổn thương đó. Vì thế điều trị bằng tế bào gốc chính là để bổ sung nguồn tế bào non trẻ, có thể tạo ra các loại tế bào mới, mô mới bổ sung hoặc thay thế cho các tế bào và mô cơ quan bị tổn thương hay mất chức năng

2. TẾ BÀO GỐC LÀM ĐẸP 

Sử dụng tế bào gốc làm đẹp da là phương pháp an toàn, gần như không có tác dụng phụ: nếu những sản phẩm tế bào gốc bạn sử dụng phải là sản phẩm chính hãng được FDA chứng nhận mới bảo đảm.
Tế bào gốc mang lại hiệu quả cao trong điều trị: cơ chế hoạt động của tế bào gốc là dựa vào sự tăng sinh nồng độ collgen, tế bào gốc tác động lên da mang lại những hiệu quả tuyệt vời như:
- Điều trị sẹo rỗ hiệu quả: nếu bạn kết hợp với phương pháp lăn kim, các đường dẫn siêu nhỏ do kim lăn tạo ra sẽ khiến tế bào gốc thẩm thấu nhanh hơn, tác động lên bề mặt da khiến sẹo rỗ đầy lên nhanh chóng.
- Thu hẹp lỗ chân lông: nếu bạn kiên trì sử dụng tế bào gốc ít nhất là 3 tháng, bạn sẽ thấy kết quả là lỗ chân lông được thu hẹp lại, khiến da mịn màng, trắng sáng.
- Xóa những vết nhăn nhỏ, những vết nám: sản phẩm khiến các rãnh nhăn nhỏ mờ dần đi. Đối với các vết nám mờ, bạn sẽ thấy sự thay đổi rõ rệt, bạn nhé.
Dịch vụ tế bào gốc làm đẹp da đang được nhiều trung tâm thẩm mỹ và bệnh viện cung cấp. Tuy nhiên, để dịch vụ hiệu quả, các bệnh viện và trung tâm cần có đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên được đào tạo chuyên nghiệp.

3. NGÂN HÀNG LƯU TRŨ MÁU CUỐNG RỐN 

- MÁU CUỐNG RỐN LÀ GÌ? 
Sau khi em bé chào đời, thường bánh nhau – cơ quan trung chuyển ô xy và chất dinh dưỡng tạm thời cho bé trong bụng mẹ - bị tống ra ngoài. Trước đây, dây rốn và bánh nhau bị bỏ đi sau khi sinh mà không cần đắn đo. Nhưng những năm 1970, máu cuống rốn bắt đầu được thu thập và lưu trữ.

Tế bào trong máu cuống rốn được gọi là tế bào gốc. Hiểu nôm na thì các tế bào khác trong cơ thể chỉ có thể tạo ra bản sao của chính nó, tế bào da chỉ tạo ra tế bào da khác. Trong khi đó, tế bào gốc có khả năng biệt hóa tạo ra nhiều loại tế bào khác nhau trong cơ thể. Tế bào gốc tạo máu trong máu cuống rốn có khả năng tạo ra tế bào máu mới để thay thế tế bào máu cũ trong cơ thể.

- TẾ BÀO GỐC MÁU DÂY RỐN CÓ TÁC DỤNG GÌ?

Tế bào gốc tạo máu trong máu dây rốn có thể dùng để điều trị khoảng 70 bệnh bao gồm một số bệnh lý rối loạn về máu, miễn dịch hoặc chuyển hóa hoặc bù đắp lại hậu quả do việc điều trị ung thư gây ra với hệ miễn dịch. Máu cuống rốn có thể dùng cho chính em bé đó hoặc cho người khác.

- MÁU DÂY RỐN ĐƯỢC LẤY VÀ BẢO QUẢN THẾ NÀO?

Sau khi sinh, trẻ sẽ được kẹp dây rốn. Bác sĩ sẽ dùng kim gắn với túi chứa máu lớn để hút máu từ dây rốn ra, sau đó lấy thêm máu ở bề mặt bánh nhau nối với thai nhi. Nếu mẹ sinh mổ thì máu dâu rốn sẽ được lấy khi bé đã sinh an toàn và mẹ đã khâu nên máu thu được thường ít hơn. Máu cuống rốn sẽ được đưa đến ngân hàng để đông lạnh trong ni tơ lỏng để lưu trữ

---------------------------------------

Hãy liên hệ với TVN– Đối Tác Y Tế Toàn Cầu để được tư vấn chi tiết:

Hotline: 0911 803 997

Fanpage: facebook.com/tvngroup.vn

Website: www.tvngroup.vn

VP: 95 Nguyễn Đình Thi, Tây Hồ, Hà Nội